"Tôi có hai kẻ thù
chính: quân đội miền nam trước mặt và cơ cấu tiền tệ sau lưng. Trong hai thế lực
này, sự đe doạ của kẻ đứng sau lưng mới là nguy hiểm nhất. Tôi nhìn thấy một
nguy cơ trong tương lai đang đến gần chúng ta, khiến chúng ta lo sợ cho sự an
nguy của đất nước. Sức mạnh của đồng tiền sẽ tiếp tục thống trị và làm tổn
thương đến người dân, và đến khi những đồng tiền cuối cùng tích tụ lại trong
tay một số kẻ thì đất nước của chúng ta sẽ bị phá huỷ. Hiện giờ tôi lo lắng cho
tương lai của đất nước hơn bất cứ lúc nào, thậm chí còn hơn cả trong tình huống
chiến tranh"
Lincoln, tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ
Nếu nói lịch sử Trung Quốc được xoay quanh bởi những cuộc đấu tranh quyền lực chính trị, và nếu không hiểu được những mưu tính trong đầu các bậc đế vương thì chúng ta không thể hiểu thấu được cái tinh thần cốt lõi của lịch sử Trung Quốc. Tương tự, lịch sử phương Tây phát triền từng bước theo sự tiến hoá của đồng tiền, nếu không hiếu được cơ mưu của đồng tiền thì không thể nắm được nguồn mạch của lịch sử phương Tây.
Lịch
sử nước Mỹ gắn liền với sự can thiệp và âm mưu của các thế lực quốc tế, trong
đó, điều khiến người ta sợ nhất chính là sự thâm nhập và âm mưu lật đổ của các
thế lực tài chính quốc tế đối với nước Mỹ, nhưng đây cũng là điều chứng mấy ai
biết đến.
Việc
thiết kế và xây dựng chế độ dân chủ được coi là hành động nhằm ngăn cản sự đe
doạ của các thế lực phong kiến chuyên chế. Ở phương diện này, nó đã thu được hiệu
quả khả quan, tuy nhiên, bản thân chế độ dân chủ lại không có được sức miễn dịch
đáng tin cậy đối với những mầm bệnh chết người mới được sinh ra từ quyền lực của
đồng tiền.
Chế
độ dân chủ mới bộc lộ khả năng yếu kém trong việc phán đoán và phòng ngự hướng
tấn công chủ yếu của các ngân hàng quốc tế đối với việc khống chế quyền phát
hành tiền tệ nhằm chi phối toàn bộ quốc gia. “Tập đoàn lợi nhuận đặc thù siêu
tiền tệ” và chính phủ do dân Mỹ chọn ra trong thời gian hơn một trăm năm trước
cũng như sau cuộc nội chiến Bắc- Nam đã tiến hành những cuộc đấu tranh quyết liệt
nhằm xây dựng một định chế tài chính của hệ thống ngân hàng trung ương tư hữu Mỹ.
Tổng cộng đã có tất cả 7 tổng thống Mỹ, nhiều uỷ viên quốc hội khác đã bỏ mạng
vì cuộc chiến giữa hai thế lực này. Các nhà sử học Mỹ đã chỉ ra rằng, tỉ lệ
thương vong của các tổng thống Mỹ so với thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai
còn cao hơn nhiều so với tỉ lệ thương vong bình quân của một đoàn thuỷ quân lục
chiến!
Cùng
với việc mở cửa toàn diện nền tài chính của Trung Quốc, các ngân hàng quốc tế sẽ
thâm nhập sâu vào hệ thống tài chính của Trung Quốc, và câu chuyện đã xảy ra
cho nước Mỹ hôm qua, liệu có tiếp tục tái diễn ở Trung Quốc hôm nay?
1. Vụ ám sát tổng thống Lincoln
Tối
thứ sáu ngày 14 tháng 4 năm 1865, tổng thống Lincoln đã có thể thở phào nhẹ
nhõm kể tử khi diễn ra cuộc nội chiến kéo dài bốn năm đầy tang tóc với muôn vàn
nguy cơ và gian khổ. Cuối cùng, năm ngày trước khi nhận được tin thắng lợi - tướng
Robert Lee thống lĩnh quân đội miền nam đã đầu hàng tướng Grant của quân đội miền
bắc - vị tổng thống đã cảm thấy đỡ căng thẳng hơn. Và trong lúc hứng chí, ông
đã đến nhà hát Ford ở Washington để xem buổi biểu diễn. Vào lúc 10 giờ 15 phút,
lợi dụng lúc không có cận vệ bên cạnh, một kẻ sát thủ đã lẻn tới cạnh tổng thống,
dùng một khẩu súng cỡ lớn nhằm thẳng vào đầu ông mà bóp cò. Lincoln bị trúng đạn
đổ vật về phía trước. Sáng sớm hôm sau, tổng thống qua đời.
Hung
thủ là John Wilkes Booth - một diễn viên có chút tiếng tăm khi đó. Sau khi ám
sát xong Lincoln, tay này hoảng sợ bỏ trốn. Ngày 26 tháng 4, hung thủ bị bắn chết
trên đường bỏ trốn. Trong xe ngựa của hung thủ, người ta đã phát hiện thấy rất
nhiều thư từ viết bằng mật mã và một số vật dụng cá nhân của Benjamin - Bộ trưởng
Bộ chiến tranh của chính phủ miền nam và sau này là Bộ trưởng ngoại giao, một
người có thực quyền về mặt tài chính ở miền nam đồng thời có mối quan hệ rất
thân mật với các đại gia ngân hàng ở châu Âu.
Sau
đó, người này đã đào tẩu sang Anh. Sự kiện Lincoln bị ám sát về sau đã được lan
truyền rộng ra và nhiều người cho rằng đây là một âm mưu có quy mô lớn. Những
người tham gia trong âm mưa này có thể là các thành viên nội các của Lincoln,
các ngân hàng ở New York và Philadenphia, quan chức cao cấp của chính phủ miền
nam, giới quyền lực trong ngành xuất bản báo chí và các phần tử nổi loạn ở miền
Bắc.
Thời
đó có một giả thuyết lan truyền rộng rãi rằng, Booth không hề bị giết chết, mà
là được phóng thích, còn thi thể được mai táng sau này là người đồng mưu của
anh ta. Edwin Stanton - Bộ trưởng chiến tranh nắm giữ trọng quyền khi đó đã che
giấu chân tướng sự việc. Thoạt nghe thì đây có vẻ là một giả thuyết hoang đường.
Thế nhưng, sau khi một loạt các văn kiện bí mật của Bộ trưởng chiến tranh được
giải mã vào những năm 30 của thế kỷ 20 thì các nhà sử học đã phát hiện ra một sự
thật đầy kinh ngạc về cái chết của tổng thống Lincoln, trên thực tế chẳng khác
gì lời đồn thổi của thiên hạ.
Trong
bài viết “Tại sao Lincoln bị ám sát?”, Otto Eisenschiml - nhà sử học đầu tiên
chuyên nghiên cứu về đề tài này đã gây chấn động cho các đồng nghiệp trên thế
giới bằng những phát hiện đầy bất ngờ. Sau đó, Theodore Roscoe đã cho công bố kết
quả nghiên cứu có sức ảnh hưởng rộng rãi hơn nữa bằng cách chỉ ra rằng:
“Phần
lớn các nghiên cứu lịch sử của thế kỷ 19 liên quan đến việc tổng thống Lincoln
bị ám sát đều miêu tả sự việc giống như một vở bi kịch điển hình của nhà hát
Ford vậy… Chỉ có một số ít nhìn nhận sự việc như là một cuộc mưu sát: Lincoln
chết trong tay một tên tội phạm thô bỉ… tội phạm phải bị trừng phạt theo pháp
luật; thuyết âm mưu đã bị bóp chết; cuối cùng Đức và Mỹ đã giành được thắng lợi
Lincoln cũng đã thuộc về quá khứ”.
Thế
nhưng, việc giải thích sự kiện ám sát tổng thống vừa không khiến cho người ta
hài lòng vừa khó
khiến
cho người ta khâm phục. Thực tế cho thấy, tên tội phạm liên quan đến cái chết của
Lincoln vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Trong bài viết “Hành động ngu
xuẩn“ (This One Mad Act) thuộc cuốn hồi ký của mình, Izola Forrester - cháu gái
của tên hung thủ - đã nói rằng, bà phát hiện thấy ghi chép bí mật “Kỵ sĩ rạp xiếc”
(Knights of the Golden Circle) đã bị chính phủ cố ý cất vào trong kho văn kiện,
đồng thời bị Edwin Stanton xếp vào loại tài liệu tuyệt mật.
Sau
khi Lincoln bị ám sát, bất cứ ai cũng không được tiếp cận với những tài liệu
này. Do mối quan hệ huyết thống giữa Izola và Booth, hơn nữa, với tư cách là một
nhà văn chuyên nghiệp, cuối cùng bà đã trở thành là người đầu tiên được phép đọc
những tài liệu này. Trong cuốn sách của mình, bà đã viết rằng:
Những
bao tài liệu cũ kỹ thần bí này được cất giữ trong một két bảo hiểm nằm trong góc
khuất giữa nơi đặt di tích của “âm mưu thẩm phán” và căn phòng trưng bày. Nếu
không phải là năm năm trước khi đọc những tư liệu (ở căn phòng đó) mà tôi đã
tình cờ nhìn thấy cạnh chiếc tủ, thì có thể chẳng bao giờ tôi biết chúng (tài
liệu bí mật) tồn tại. Những tài liệu ở đây có liên quan đến ông nội tôi. Tôi biết
ông từng là thành viên của một tổ chức bí mật. Tổ chức này chính là “Kỵ sĩ rạp
xiếc” do Bickley sáng lập nên. Tôi có giữ một tấm ảnh của ông - bức ảnh ông chụp
chung với họ - tất cả họ dầu ăn mặc chỉnh tề.
Bức
ảnh này được phát hiện trong quyển “kinh thánh” của bà nội tôi tôi còn nhớ bà từng
nói rằng chồng bà (Booth) là “công cụ của người khác(3). “Kỵ sĩ rạp xiếc” và
các thế lực tài chính New York rốt cuộc có mối quan hệ như thế nào? Có bao nhiêu
người trong chính phủ của Lincoln đã tham gia vào âm mưu ám sát Lincoln? Tại
sao các nghiên cứu về cái chết của Lincoln trong suốt thời gian dài luôn lạc hướng
như vậy? Cái chết của Lincoln cũng giống với cái chết của Kennedy 100 năm sau
đó, đều là sự phối hợp mang tính tổ chức trên quy mô lớn, mọi chứng cứ đều bị bịt
đầu mối, mọi sự điều tra đều bị đánh lạc hướng một cách hệ thống, chân tướng của
sự việc luôn được che đậy bởi một màn sương lịch sử dày đặc.
Muốn
hiểu được động cơ và mưu đồ thực sự đằng sau việc Lincoln bị sát hại, chúng ta
cần phải tìm hiểu sâu hơn những cuộc đối đầu trong nỗ lực khống chế quyền phát
hành tiền tệ của quốc gia này suốt quá trình lập quốc của Mỹ.
2. Quyền phát hành tiền tệ và chiến
tranh độc lập của nước Mỹ
Trong
các cuốn sách giáo khoa lịch sử viết về nguyên do của cuộc chiến tranh độc lập ở
Mỹ có rất nhiều điều giá trị vừa toàn diện lại vừa trừu tượng được đem ra phân
tích và trình bày. Nhưng ở đây, chúng ta sẽ nhìn từ một góc độ khác để tìm hiểu
sâu hơn bối cảnh tài chính cũng như vai trò hạt nhân của nó trong cuộc cách mạng
này.
Đa
số những người đến Mỹ mưu sinh sớm nhất chính là những cùng dân hết sức nghèo
khổ. Trong cuộc hành trình của mình đến vùng đất mới, ngoài những hành lý đơn
giản đem theo, hầu như họ chẳng có tài sản đáng giá hay tiền bạc gì. Thời đó, ở
miền bắc Mỹ người ta vẫn chưa khám phá ra những mỏ vàng bạc lớn như sau này,
cho nên nguồn tiền tệ lưa thông trên thị trường cực kỳ thiếu hụt. Thêm vào đó
là tỉ lệ nhập siêu của Anh quốc đã khiến cho một lượng lớn tiền vàng bạc chảy về
quốc gia của xứ sở sương mù này, và điều đó càng làm tăng thêm tình trạng thâm
hụt lượng tiền lưu thông. Phần lớn hàng hoá và dịch vụ do những người dân di cư
mới của miền Bắc Mỹ làm ra từ sự lao động khổ nhọc đã không thể được trao đổi
hiệu quả do thâm hụt lượng tiền lưu thông, từ đó đã gây cản trở nghiêm trọng đến
bước phát triển của nền kinh tế. Để ứng phó với vấn đề nan giải này, người ta
buộc phải sử dụng các loại tiền tệ thay thế khác để tiến hành mua bán hàng hoá.
Chẳng hạn, các hàng hoá được chấp nhận với mức độ cao như da và lông động vật,
vỏ ốc, thuốc lá, gạo, lúa mạch, ngô được sử dụng như một loại tiền. Chỉ riêng ở
miền Bắc Carolina, từ năm 1715 đã có hơn 17 loại hàng hoá được dùng như tiền tệ
chính thức (Legal Tender), chính phủ và người dân có thể dùng những hàng hoá
này để tiến hành các hoạt động giao dịch như đóng thuế, trả nợ, mua bán hàng
hoá. Khi đó tất cả những loại tiền tệ thay thế này đều lấy đồng bảng Anh làm
tiêu chuẩn tính toán. Trong hoạt động thực tế, do giá thành, quy cách, mức độ
chấp nhận và tính chất có thể lưu giữ lâu của các loại hàng hoá này khác nhau,
nên việc đo lường theo tiêu chuẩn cũng trở nên khó khăn. Ở mức độ nào đó, chúng
đã cứu vãn được tình trạng thâm hụt tiền lưu thông đang cấp bách, nhưng nó cũng
đã tạo nên tình trạng “thắt cổ chai” cho sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá.
Sự
thiếu hụt tiền kim loại trong thời gian dài và sự bất tiện trong việc sử dụng
các loại tiền hiện vật thay thế đã thúc đẩy chính phủ thoát ra khỏi lối tư duy
truyền thống để bắt đầu một thử nghiệm hoàn toàn mới: dùng loại tiền giấy có
tên là Colonial Scrip để in tiền - loại tiền chuẩn được pháp luật quy định thống
nhất.
Sự
khác biệt lớn nhất giữa loại tiền giấy này so với chi phiếu ngân hàng đang lưa
hành ở châu Âu chính là nó không có bất cứ khoản hiện vật vàng hay bạc nào bảo
đảm mà chỉ là một loại tiền tín dụng chính phủ.
Mọi
người trong xã hội đều cần phải đóng thuế cho chính phủ, mà chỉ cần tiếp nhận
loại tiền giấy này như bằng chứng của việc nộp thuế thì chính phủ đã có đầy đủ
các yếu tố cơ bản để đưa loại tiền giấy này vào lưu thông trên thị trường.
Loại
tiền mới này quả nhiên đã thúc đẩy sự phát tiền nhanh chóng của nền kinh tế xã
hội, các giao dịch hàng hoá cũng ngày càng trở nên nhộn nhịp.
Lúc
này, Adam Smith của nước Anh cũng đã chú ý đến sự thể nghiệm tiền tệ mới này của
chính phủ
thuộc
địa ở Bấc Mỹ, và ông hiểu khá rõ vai trò kích thích to lớn đối với thương mại của
loại tiền giấy này, đặc biệt là đối với khu vực bắc Mỹ đang thiếu hụt tiền kim
loại. Ông cho rằng: “Việc mua bán trên cơ sở tín dụng khiến cho các thương gia
có thể định kỳ kết toán số dư tín dụng giữa các bên theo mỗi tháng hoặc mỗi
năm, và điều này đã giảm thiểu sự bất tiện trong giao dịch. Một hệ thống tiền
giấy được quản lý tốt không những tạo ra sự thuận tiện trong sử dụng mà còn có
thể có rất nhiều ưu thế trong một số tình huống nào đó”.
Nhưng
một loại tiền tệ không có thế chấp là kẻ thù tự nhiên của các ngân hàng, bởi vì
nếu không có các khoản vay của chính phủ làm thế chấp thì chính phủ cũng không
cần phải vay các khoản tiền kim loại vốn rất thiếu hụt thời bấy giờ, và như vậy,
quả cân lớn nhất trên tay của các ngân hàng trong chốc lát cũng mất đi uy lực.
Năm
1763, Benjamin Franklin vi hành đến nước Anh. Khi được vị chủ tịch của Ngân
hàng Anh hỏi về nguyên nhân phát triển thịnh vượng của thuộc địa ở châu lục mới,
Franklin đã trả lời rằng: “Điều này rất đơn giản. Ở đất thuộc địa, chúng tôi
phát hành tiền tệ của riêng mình, gọi là “chứng chỉ thuộc địa”. Chúng tôi căn cứ
vào nhu cầu của thương nghiệp và công nghiệp để phát hành một lượng tiền tệ cân
đối, như vậy, sản phẩm rất dễ dàng chuyển từ tay người sản xuất đến tay người
tiêu dùng. Dùng phương thức này, chúng tôi tạo ra loại tiền giấy của riêng
mình, đồng thời bảo đảm sức mua của nó, và chính phủ của chúng tôi không cần phải
trả lợi tức cho bất kỳ ai”(7).
Loại
tiền mới này tất nhiên sẽ giúp cho thuộc địa châu Mỹ thoát ly khỏi sự khống chế
của Ngân hàng Anh. Các ngân hàng Anh tỏ ra phẫn nộ và bắt tay nhau hành động.
Dưới sự khống chế của các nhà tài phiệt ngân hàng, vào năm 1764, Nghị viện Anh
đã thông qua “Đạo luật tiền tệ” (Currency Act), theo đó, Nghị viện nghiêm cấm
các bang trong thuộc địa châu Mỹ in ấn và phát hành tiền giấy của riêng mình, đồng
thời yêu cầu chính phủ các nơi này phải sử dụng toàn bộ vàng và bạc để đóng những
khoản thuế cho chính phủ Anh. Franklin đã nhận xét một cách đau đớn về hậu quả
kinh tế nghiêm trọng do đạo luật này mang lại cho các bang ở xứ thuộc địa như
sau:
“Chỉ
trong một năm, tình hình (thuộc địa) đã hoàn toàn đảo ngược, thời kỳ phồn thịnh
đã kết thúc, kinh tế suy thoái nghiêm trọng đến mức từ đường phố cho đến bến cảng
đều tràn ngập những đám người thất nghiệp”.
“Nếu
như Ngân hàng Anh không tước đoạt quyền phát hành tiền tệ của xứ thuộc địa thì
người dân của xứ này sẽ vui vẻ đóng các khoản thuế trà và các sản phẩm khác. Đạo
luật này đã gây nên tình trạng thất nghiệp và sự bất mãn. Xứ thuộc địa không thể
phát hành được tiền tệ của mình, từ đó sẽ không thể thoát khỏi sự khống chế của
Vua George III và Ngân hàng thế giới một cách vĩnh viễn. Và nó trở thành nguyên
nhân chủ yếu gây ra cuộc chiến tranh độc lập ở Mỹ”(9). Những người đặt nền móng
xây dựng nên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ nhận thức được sự khống chế của Ngân hàng
Anh đối với nền chính trị Anh cũng như sự bất công đối với người dân. Người
hoàn thành bản “Tuyên ngôn Độc lập” Mỹ nổi tiếng khi chỉ mới 33 tuổi chính là
Thomas Jefferson - tổng thống thứ ba của nước Mỹ - với một câu cảnh báo người đời
rằng:
Nếu
cuối cùng người dân Mỹ để cho ngân hàng tư nhân khống chế được sự phát hành tiền
tệ của quốc gia thì những ngân hàng này trước hết sẽ thông qua việc tăng lạm
phát tiền tệ, sau đó thông qua việc thắt chặt tiền tệ để tước đoạt tài sản của
người dân, cho đến một ngày, khi con cái của họ thức tỉnh, thì họ đã mất đi nhà
cửa vườn tược của mình và miền đất mà cha ông họ đã từng khẩn hoang khai phá.
Sau
hơn 200 năm khi lắng nghe câu nói này của Jefferson được phát ngôn vào năm
1791, người ta vẫn không khỏi kinh ngạc trước sự chính xác đến kinh người trong
những lời nói đó. Ngày nay, các ngân hàng tư nhân quả nhiên đã phát hành hơn
97% lượng tiền của Mỹ, người dân Mỹ quả nhiên cũng mắc nợ ngân hàng với khoản
tiền lên đến con số 44.000 tỉ đô-la Mỹ. Và có lẽ, một ngày nào đó khi tỉnh dậy,
họ sẽ thấy rằng mình đã mất đi nhà cửa vườn tược và tài sản, giống như những gì
đã từng xảy ra vào năm 1929.
Khi
xem xét kỹ lịch sử và tương lai, những người dẫn đường vĩ đại của Hoa Kỳ đã viết
ra một cách rõ ràng trong mục 8 chương 1 Hiến pháp của nước Mỹ rằng: “Quốc hội
có quyền in và quy định giá trị của đồng tiền quốc gia”.
3. Chiến dịch thứ nhất của Ngân hàng
quốc tế: Ngân hàng đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1791 - 1811)
Tôi tin chắc rằng, sự de doạ của tổ chức ngân hàng đối với tự do
của chúng ta còn nghiêm trọng hơn uy lực quân sự của kẻ thù. Họ đã tạo ra một tầng
lớp quý tộc rủng rỉnh tiền bạc và coi thường chính phủ.
Quyền phát hành tiền tệ phải được đoạt lại từ tay ngân hàng, nó
phải thuộc về những người chủ thực sự của nó - nhân dân.
Thomas
Jefferson 1802
Alexander
Hamilton là một nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng trong mối quan hệ mật thiết
với gia tộc Rothschild. Sinh ra ở quần đảo Tây Ấn Độ thuộc Anh, Hamilton đến Mỹ
với tên tuổi, danh tính và nơi xuất thân được giấu kín, sau đó kết hôn với con
gái một gia đình giàu có ở New York.
Và
theo những biên lai chuyển khoản còn lưa trữ ở Bảo tàng Anh, chúng ta có thể thấy
rằng, Hamilton đã từng tiếp nhận sự trợ giúp của dòng họ Rothschild. Năm 1789,
Hamilton đã được tổng thống Washington bổ nhiệm làm Bộ trưởng thứ nhất Bộ tài
chính, chịu trách nhiệm về hệ thống ngân hàng trung ương Mỹ. Năm 1790, đối mặt
với những khó khăn kinh tế và khủng hoảng nợ nần sau cuộc chiến tranh độc lập,
Hamilton kiên quyết đề nghị Quốc hội thành lập một ngân hàng trung ương tư nhân
kiểu như Ngân hàng Anh để phụ trách hoàn toàn việc phát hành tiền tệ. Theo lập
luận của ông ta, với trụ sở đặt tại Philadelphia, Ngân hàng trung ương tư nhân
sẽ cho xây dựng chi nhánh của mình tại các nơi, tiền và nguồn thuế của chính phủ
cần phải đặt trong hệ thống của ngân hàng này, ngân hàng này phụ trách việc
phát hành tiền tệ quốc gia để thoả mãn nhu cầu phát triển kinh tế, cho vay và
thu lợi nhuận từ chính phủ Mỹ. Giá trị của ngân hàng này là 10 triệu đô-la Mỹ,
trong đó tư nhân nầm giữ 80% cổ phần, 20% còn lại thuộc về chính phủ Mỹ. Cổ
đông bầu ra 20 người trong số 25 người của hội đồng quản trị, 5 người còn lại
do chính phủ bổ nhiệm.
Hamilton
đại diện cho lợi ích của giai cấp thống trị tinh anh Hoa Kỳ. Ông ta từng chỉ ra
rằng, “mọi xã hội đều phân chia thành đa số và thiểu số. Thiểu số xuất thân tử
các gia đình danh gia vọng tộc, còn đa số chính là dân đen. Trước những rối loạn
và biến động, nhóm đa số thường rất ít khả năng đưa ra được sự phán đoán và quyết
định chính xác”.
Jefferson
đại diện cho lợi ích của nhân dân. Đối với quan điểm của Hamilton, câu trả lời
của ông là chúng tôi cho rằng chân lý sau đây là không cần phải chứng minh:
“Mọi
người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể
tước đoạt được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc”.
Liên
quan đến vấn đề chế độ ngân hàng trung ương tư nhân, cả hai bên đều chĩa mũi nhọn
công kích vào nhau.
Hamilton
cho rằng “nếu như không đem lợi ích và của cải của những cá nhân có tiền trong
xã hội tập hợp lại với nhau thì xã hội này không thể thành công”. Công trái quốc
gia, nếu không phải là quá nhiều, thì cũng phải là hạnh phúc của quốc gia chúng
ta”.
Jefferson
phản pháo rằng “Sự đe doạ của một tổ chức ngân hàng đối với tự do của chúng ta
còn nghiêm trọng hơn uy lực quân sự của kẻ thù”(16). “Chúng ta vĩnh viễn không
thể chấp nhận việc cho phép giai cấp cầm quyền tăng thêm nợ trên đầu trên cổ
nhân dân”.
Tháng
12 năm 1791, khi được giao cho Quốc hội thảo luận, ngay lập tức phương án của
Hamilton đã dẫn đến sự tranh luận gay gắt chưa từng có. Cuối cùng, phương án
này đã được thượng nghị viện đã thông qua với đa số phiếu thuận, và nó cũng vượt
qua ải hạ nghị viện với số phiếu 39/20. Lúc này, tổng thống Washington đang
trong tình trạng phải xử lý khủng hoảng nợ nghiêm trọng và đã bị đẩy vào thế
phân vân cực độ. Ông đã hỏi ý kiến Jefferson và Madison - Bộ trưởng ngoại giao
của Hoa Kỳ thời đó. Những người này đã chỉ rõ ràng rằng, đề án này xung đột với
hiến pháp. Hiến pháp trao quyền cho Quốc hội phát hành tiền tệ, nhưng Quốc hội
không được quyền phát hành tiền tệ cho bất cứ ngân hàng tư nhân nào. Hiển
nhiên, những phân tích này đã tác động mạnh tới tổng thống đến nỗi ông ta đã
quyết tâm phủ nhận pháp lệnh này đến cùng.
Sau
khi biết được tin tức này, với cương vị Bộ trưởng tài chính, Hamilton lập tức
thuyết phục Washington rằng, nếu không thành lập ngân hàng trung ương để nhận sự
đầu tư của nước ngoài đổ vào thì chính phủ sẽ sụp đổ rất nhanh.
Cuối
cùng, những nguy cơ trước mắt đã áp đảo những suy nghĩ lâu dài cho tương lai.
Ngày 25 tháng 2 năm 1792, tổng thống Washington đã đặt bút ký trao quyền thành
lập Ngân hàng trung ương thứ nhất của Mỹ với thời gian hiệu lực trong 20 năm.
Các
nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế cuối cùng đã giành được thắng lợi quan trọng. Đến
năm 1811, tư bản ngoại quốc đã chiếm được 7 triệu trong tổng số 10 triệu cổ phần
gốc, Ngân hàng Anh và Nathan Rothschild trở thành cổ đông chủ yếu của Ngân hàng
trung ương Mỹ - Ngân hàng thứ nhất của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (The First Bank of
the United States).
Hamilton
cuối cùng trở nên vô cùng giàu có. Sau này, Ngân hàng thứ nhất sáp nhập vào
công ty Manhattan New York do Lan Bow thành lập để trở thành Ngân hàng thứ nhất
của phố Wall. Năm 1955, nó được sáp nhập với Chase Bank của Rockefeller và trở
thành ngân hàng Chase Manhattan Bank.
Việc
chính phủ tỏ rõ khát vọng cực độ đối với tiền tài hoàn toàn phù hợp với mong đợi
của ngân hàng trung ương tư nhân - ngân hàng đang nóng lòng trông chờ chính phủ
vay nợ. Chỉ trong vòng năm năm ngắn ngủi kể từ khi ngân hàng trung ương thành lập
(1791 - 1796), số nợ vay của chính phủ Mỹ đã tăng thêm 8,2 triệu đô-la.
Năm
1798, Jetferson đã nói một cách đầy hối tiếc rằng: “Tôi thật sự hy vọng chúng
ta có thể sửa chữa, chỉnh sửa thêm cho bản hiến pháp, loại bỏ quyền vay nợ của
chính phủ”.
Sau
khi trúng cử tổng thống khoá thứ ba (1801 - 1809), Jefferson đã nỗ lực không ngừng
hòng phế bỏ Ngân hàng thứ nhất của Mỹ, và đến khi hoạt động của ngân hàng sắp
mãn hạn vào năm 1811 thì mâu thuẫn giữa thượng nghị viện và hạ nghị viện cũng
đã lên đến mức cực điểm. Hạ nghị viện đã phủ quyết đề án kéo dài thời hạn kinh
doanh của ngân hàng với 65 phiếu thuận và 64 phiếu chống, còn thượng nghị viện
thì ở thế giằng co 17/17. Lần này, phó tổng thống đã phá vỡ thế bế tắc bằng một
phiếu phủ quyết quan trọng và một quyết định được thông qua ngày 3 tháng 3 năm
1811, theo đó, Ngân hàng thứ nhất của Mỹ phải đóng cửa. Lúc này, Nathan
Rothschild đang trấn giữ ở London, khi hay tin đã nổi trận lôi đình. Ông ta đe
doạ rằng: “Hoặc là ngân hàng (ngân hàng thứ nhất Mỹ) được quyền kéo dài thời hạn
kinh doanh, hoặc là nước Mỹ sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến tranh tai hoạ nhất”.
Nhưng đáp lại lời thách thức ấy của Nathan, chính phủ Mỹ vẫn không hề đưa ra bất
cứ hành động nào. Nathan lập tức đáp trả:
“Hãy
dạy cho những người Mỹ vô lý này một bài học, hãy đưa chúng trở về thời kỳ thuộc
địa”.
Kết
quả là mấy tháng sau, cuộc chiến tranh năm 1812 giữa Anh và Mỹ đã nổ ra. Cuộc
chiến đã kéo dài suốt ba năm, và mục đích của Rothschild là hết sức rõ ràng.
Dòng họ này phải đánh cho đến khi những khoản nợ của chính phủ Mỹ chất cao như
núi, và chính phủ Mỹ rốt cuộc không thể không đầu hàng, phải nhượng bộ để gia tộc
này được tiếp tục chi phối ngân hàng trung ương. Kết quả là khoản nợ của chính
phủ Mỹ đã tăng vọt từ 45 triệu đô-la lên đến 127 triệu đô-la, để rồi cuối cùng,
vào năm 1815, chính phủ Mỹ cũng đã phải chịu khuất phục. Ngày 5 tháng 12 năm
1815, tổng thống Madison đã đề xuất việc thành lập Ngân hàng trung ương thứ
hai. Kết quả là Ngân hàng Hoa Kỳ (The Bank of the United States) đã được khai
sinh vào năm 1816 (1816 - 1832).
4. Sự trở lại của Ngân hàng quốc tế
(1816 - 1832)
Sự chi phối của các cơ cấu ngân hàng đối với ý thức nhân dân tất
yếu sẽ bị phá vỡ, nếu không thì sự chi phối này sẽ phá vỡ đất nước chúng ta.
Thư của
Jefferson gửi cho Monroe (Tổng thống thứ 5 của Hoa Kỳ) năm 1815
Ngân
hàng thứ hai của Mỹ được cấp phép kinh doanh từ những năm 20 với tổng số vốn
lên đến 35 triệu đô-la Mỹ, trong đó 80% vốn do tư nhân chiếm giữ, 20% vốn còn lại
thuộc về chính phủ(23). và cũng giống như cơ cấu Ngân hàng thứ nhất, Rothschild
là người nắm giữ quyền lực của Ngân hàng thứ hai. Năm 1828, Andrew Jackson tham
gia tranh cử tổng thống. Trong một lần phát biểu trước các ngân hàng, ông đã
không ngần ngại mà nói rằng:
“Các
ngài là một lũ rắn độc. Nhân danh Chúa, nhất định tôi sẽ quét sạch các ngài. Nếu
như người dân biết được sự khuất tất trong hệ thống liền tệ và hệ thống ngân
hàng của chúng tôi thì ngay trước sáng ngày mai sẽ nổ ra cuộc cách mạng”.
Khi
được bầu làm tổng thống năm 1828, Andrew Jackson quyết tâm phế bỏ Ngân hàng thứ
hai. Ông chỉ ra rằng: “Nếu Quốc hội được hiến pháp trao quyền phát hành tiền tệ,
hãy để cho Quốc hội thực thi quyền của mình và không được để quyền đó rơi vào
tay bất cứ cá nhân hay công ty nào”.
Trong
tổng số 11.000 nhân viên đang làm việc cho chính phủ liên bang, ông đã cho sa
thải hơn 2.000 nhân viên có liên quan đến ngân hàng.
Năm
1832, Jackson tham gia tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. Nếu ông thắng cử, thì thời
gian hoạt động của ngân hàng thứ hai sẽ kết thúc trong nhiệm kỳ tiếp theo của
ông vào năm 1836. Mọi người đều biết cảm tưởng của tổng thống đối với ngân hàng
thứ hai. Và để tránh tình trạng “đêm dài lắm mộng”, ngân hàng đã nghĩ cách để
có được giấy phép kinh doanh đặc biệt kéo dài thêm 20 năm nữa trước khi diễn ra
cuộc bầu cử tổng thống. Đồng thời với việc này, các ngân hàng cũng đã không tiếc
chi ra khoản tiền 3 triệu đô-la để ủng hộ cho quỹ tranh cử của Henry Clay - đối
thủ của tổng thống Jackson - trong khi khẩu hiệu tranh cử của Jackson là “Có
Jackson thì không có ngân hàng”. Cuối cùng, Jackson đã giành thắng lợi với số
phiếu áp đảo.
Đề
án kéo dài thời hạn giấy phép kinh doanh ngân hàng đã được thông qua tại thượng
nghị viện với số phiếu 28/20, và vượt qua cửa hạ nghị viện với số phiếu
167/85(24). Ỷ vào sự hậu thuẫn của đế quốc tài chính Rothschild hùng mạnh ở
châu Âu, Biddle - Chủ tịch Ngân hàng thứ hai - chẳng coi tổng thống ra gì. Trong
khi thiên hạ bàn tán xôn xao rằng đề án kéo dài thời hạn kinh doanh của ngân
hàng sẽ bị Jackson phủ quyết, Biddle đã lên giọng tuyên bố “Nếu ông ta phủ quyết
đề án, thì tôi sẽ phủ quyết ông ta”.
Rốt
cục, Jackson đã phủ quyết không chút do dự đối với đề án kéo dài thời hạn kinh
doanh của Ngân hàng thứ hai. Ông còn lệnh cho Bộ trưởng tài chính lập tức yêu cầu
các cơ quan dự trữ của chính phủ rút ngay các khoản tiền tiết kiệm từ tài khoản
của ngân hàng thứ hai, chuyển vào các tài khoản của ngân hàng ở các bang. Ngày
8 tháng 1 năm 1835, tổng thống Jackson đã trả xong khoản nợ cuối cùng của đất
nước. Đây là lần duy nhất trong lịch sử nước Mỹ, chính phủ đã giảm khoản nợ quốc
gia xuống mức 0, đồng thời còn tạo ra một khoản thặng dư trị giá 35 triệu đô-la
Mỹ.
Nhận
xét về thành tựu vĩ đại này, các nhà sử học cho rằng “đây là thành công xán lạn
nhất đồng thời cũng là sự cống hiến quan trọng nhất mà tổng thống đã làm cho đất
nước này”.
Tờ
Boston Post đã ví việc này với sự kiện Chúa đuổi người cho vay tiền ra khỏi thánh
đường vậy.
5. “Ngân hàng muốn giết chết tôi,
nhưng tôi sẽ giết chết ngân hàng”
Ngày
30 tháng 1 năm 1835, tổng thống Andrew Jackson đến Capital Hill tham dự tang lễ
của một nghị sĩ Quốc hội. Với hai khẩu súng đã được nạp đầy đạn giấu trong túi
áo khoác, Richard Laurence - một tay thợ sơn thất nghiệp đến từ Anh - đã lẻn
theo tổng thống Andrew Jackson. Khi tổng thống tiến vào phòng nghi thức tang lễ,
Laurence vẫn còn cách tổng thống một khoảng khá xa. Hắn nhẫn nại chờ thời cơ tốt
hơn để hành động. Sau khi nghi thức kết thúc, hắn nấp vào giữa hai hàng cột,
nơi mà hắn biết chắc chắn tổng thống phải đi qua. Vừa đúng lúc tổng thống bước
đến, Laurence từ phía sau cột xông ra, chĩa súng vào tổng thống và bóp cò.
Nhưng rất may, viên đạn bị lép, vì thế Laurence đã không thể hạ sát được tổng
thống. Khi đó, mọi người xung quanh đều hết sức hoảng hốt. Nhưng vị tổng thống
67 tuổi này vẫn tỏ ra bình tĩnh đối mặt với tên sát thủ, và theo bản năng, ông
đưa cây gậy lên để tự vệ. Liền đó, tên sát thủ lại tiếp tục móc khẩu súng thứ
hai ra và bóp cò, nhưng đạn vẫn bị lép. Đây là tổng thống đầu tiên của Mỹ bị ám
sát, và thật may mắn là ông đã thoát chết. Thông thường, tỉ lệ cả hai khẩu súng
lép đạn chỉ là 1/125.000 mà thôi.
Tên
sát nhân 32 tuổi này tự xưng là người thừa kế hợp pháp của quốc vương Anh, và hắn
cho rằng, tổng thống Mỹ đã giết chết cha hắn, lại còn cự tuyệt để hắn có được một
khoản tiền lớn. Sau đó, tại toà án, chỉ sau năm phút thẩm tra, toà đã phán quyết
là tên sát nhân này mắc bệnh tâm thần, nên không truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với hắn.
Từ
đó về sau, bệnh tâm thần trở thành cái cớ thích hợp nhất để các sát thủ chạy tội.
Ngày
8 tháng 1 năm 1835, tổng thống Jackson đã trả xong khoản nợ cuối cùng của đất
nước. Cuối tháng Giêng, tức là ngày 30 tháng 1, vụ ám sát tổng thống đã xảy ra.
Liên quan đến tên hung thủ Richard Laurence, trong cuốn sách của mình, Griffin
đã viết rằng: “Tên sát thủ này hoặc là bị bệnh tâm thần thật, hoặc là giả bệnh
để hòng thoát khỏi sự trừng trị nghiêm minh của pháp luật. Sau này, hắn đã khua
môi múa mép nói với người khác rằng hắn có mối quan hệ mật thiết với những người
có quyền thế ở châu Âu, và hắn đã được hứa là nếu có bị bắt thì sẽ được bảo vệ”.
Ngày
8 tháng 6 năm 1845, tổng thống Jackson qua đời. Trên bia mộ của ông chỉ lưu lại
một câu nói duy nhất, “Ta đã giết được ngân hàng”. Ngân hàng Trung ương Mỹ lại
một lần nữa bị vô hiệu hoá, dẫn đến sự trả đũa nghiêm khắc của phía Anh. Nước
Anh lập tức đình chỉ các khoản cho vay đối với Mỹ, trong đó có chiêu tận thu lượng
cung ứng tiền vàng của nước Mỹ.
Dưới
sự vận hành và điều khiển của gia tộc Rothschild, nền tài chính của Anh khi đó
đã có được lượng lưu thông tiền vàng với quy mô lớn nhất. Thông qua các khoản
tiền cho vay và sự vận hành của Ngân hàng trung ương Mỹ, nền tài chính Anh đã
khống chế hoàn toàn việc cung ứng tiền tệ của Mỹ.
Sau
khi đơn xin kéo dài thời hạn của Ngân hàng thứ hai bị tổng thống phủ quyết, Chủ
tịch Ngân hàng thứ hai đã khởi động việc “phủ quyết” đối với tổng thống. Ngân
hàng thứ hai tuyên bố lập tức thu hồi các khoản đã cho vay, đình chỉ tất cả các
khoản vay mới. Các ngân hàng chủ yếu ở châu Âu do dòng họ Rothschild thao túng
cũng đồng thời khống chế vòng quay lưu chuyển tiền tệ của nước Mỹ, đẩy nước này
rơi vào tình thế sụt giảm lượng lưu thông tiền tệ “do con người gây ra” một
cách nghiêm trọng, cuối cùng dẫn đến “cuộc khủng hoảng năm 1837”, kinh tế Mỹ
rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng trong suốt hơn 5 năm với sức phá hoại
lớn chưa từng thấy, gây nên một thời kỳ điêu tàn và kéo dài mãi đến năm 1929.
“Cuộc
khủng hoảng năm 1857” tiếp sau “cuộc khủng khoảng năm 1837”, rồi cuộc khủng hoảng
năm 1907 một lần nữa đã xác nhận câu nói của Rothschild: “Chỉ cần khống chế việc
phát hành tiền tệ của một quốc gia thì tôi không cần phải quan tâm rằng ai là kẻ
đã đặt ra pháp luật”.
6. Chiến tuyến mới: “Hệ thống tài
chính độc lập”
Năm
1837, Martin Van Buren - người kế nhiệm được tổng thống Jackson ủng hộ - tiếp
quản Nhà trắng. Thách thức lớn nhất của Buren là làm thế nào để khắc phục nguy
cơ khủng hoảng nghiêm trọng do nguồn cung ứng tiền bị Ngân hàng quốc tế thắt chặt.
Sách lược tiên phong của ông là xây dựng “hệ thống tài chính độc lập”
(Independent Treasury System), rút toàn bộ tiền tệ do Bộ tài chính kiểm soát khỏi
hệ thống ngân hàng tư nhân, rồi gửi vào hệ thống của mình ở Bộ tài chính. Các
nhà sử học gọi hành động này là “cuộc ly hôn giữa tài chính và ngân hàng”.
Khởi
nguồn của “hệ thống tài chính độc lập” là khi tổng thống Jackson phủ quyết việc
kéo dài thời hạn kinh doanh của Ngân hàng thứ hai, đồng thời ra lệnh rút toàn bộ
các khoản tiền của chính phủ khỏi hệ thống ngân hàng này, chuyển đến gửi ở ngân
hàng của các bang. Ai ngờ, các nhà ngân hàng dùng tiền của chính phủ làm dự trữ,
sau đó phát hành tín dụng với số lượng lớn để đầu cơ. Đây là một nguyên nhân
khác dẫn đến “cuộc khủng hoảng năm 1837”. Nguồn tiền của chính phủ do Martin
Van Buren đề xuất phải làm sao được giải phóng khỏi hệ thống tài chính nhằm bảo
vệ tiền vốn của chính phủ đồng thời cân nhắc khả năng ngân hàng dùng tiền thuế
của người dân để phát hành tín dụng với số lượng lớn tạo nên sự mất cân bằng
trong nền kinh tế.
Một
đặc điểm khác của “hệ thống tài chính độc lập “là tất cả các khoản tiền nhập
vào hệ thống tài chính cần phải được thể hiện dưới dạng vàng bạc”.
Như
vậy, chính phủ đã có được một điểm tựa để điều tiết khống chế đối với lượng
cung ứng tiền vàng của quốc gia nhằm khống chế cuộc xung đột giữa ngân hàng
châu Âu đối với việc phát hành tiền tệ của Mỹ.
Cách
suy nghĩ này có thể nói là một diệu kế nếu nhìn từ góc độ lâu dài, nhưng nếu
xét về ngắn hạn thì lại có thể châm ngòi nổ cho quả bom rủi ro tín dụng của rất
nhiều các ngân hàng, chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa trong cuộc xung đột với
ngân hàng thứ hai của Mỹ, và khủng hoảng sẽ xảy ra đến mức không thể khống chế
được.
Trong
quá trình này, Henry Clay là một nhân vật hết sức quan trọng. Ông là người kế
thừa quan trọng ý tưởng thành lập Ngân hàng trung ương tư nhân của Hamilton và
là nhân vật được các nhà ngân hàng mến mộ. Ông là người có tài ăn nói, lối suy
nghĩ chặt chẽ và có sức lôi cuốn. Ông đã tụ hội được bên mình một nhóm các nghị
sĩ ủng hộ ngân hàng và được các ngân hàng ủng hộ. Ông đã thành lập đảng Whig
(tiền thân của đảng tự do Anh) - một đảng kiên quyết phản đối chính sách ngân
hàng của tổng thống Jackson - và đã dồn sức vào việc khôi phục lại chế độ Ngân
hàng trung ương tư hữu.
Trong
cuộc tranh cử tổng thống năm 1840, đảng Whig đã đề cử vị anh hùng chiến tranh
William Henry Harrison, và do trong suy nghĩ của người dân có sự thay đổi về
nguy cơ kinh tế, nên Harrison đã dễ dàng giành thắng lợi và trở thành tổng thống
thứ 9 của nước Mỹ. Với vai trò thủ lĩnh của đảng Whig, Henry Clay đã nhiều lần
“chỉ đạo” Harrison phải điều hành nền chính trị như thế nào. Sau khi Harrison
trớ thành tổng thống, mâu thuẫn giữa hai người ngày càng trở nên gay gắt.
Henry
Clay đã triệu kiến “tổng thống sắp nhậm chức” đến nhà mình ở Lexington. Vì nghĩ
đến đại cuộc nên Harrison đã nhẫn nhịn đến nhà Henry Clay, nhưng vì vấn đề ngân
hàng quốc gia, chế độ tài chính độc lập và nhiều vấn đề khác nữa mà hai người
đã gây gổ với nhau. Nguyên nhân là vì Henry Clay cho rằng ông ta có thể lấy
thân phận “thái thượng hoàng” của mình để ra lệnh. Dù chưa được sự đồng ý của
Harrison nhưng ông ta đã cho người chấp bút viết bài diễn văn nhậm chức thay tổng
thống và đã bị Harrison từ chối, sau đó, Harrison còn đích thân viết một vài diễn
văn nhậm chức dài hơn 8.000 từ. Văn kiện tóm lược lại đường lối tư tưởng trị nước
của Harrison đã phản bác lại luận điệu ngân hàng trung ương tư nhân và phế bỏ
đường lối chính sách tài chính độc lập do Henry Clay chủ trương, tạo nên một cú
đánh thấu xương đối với lợi ích của ngân hàng.
Ngày
4 tháng 3 năm 1841 là một ngày rét mướt. Tổng thống Harrison đã đọc bài diễn
văn nhậm chức của mình trong gió rét, và sau đó đã bị cảm lạnh. Đối với tổng thống
Harrison, người một đời xông pha nơi trận mạc thì chuyện này cũng chẳng có gì lớn
lao, nào ngờ bệnh tình của ông lại ngày càng trở nên trầm trọng khác thường, và
đến ngày 4 tháng 4 thì tổng thống đã từ trần. Vị tổng thống minh mẫn hoạt bát vừa
mới lên nhậm chức và đang chuẩn bị triển khai rất nhiều dự định lớn lao thì bỗng
nhiên “đột tử”. Dù thế nào thì đó cũng là một việc hết sức đáng ngờ. Một số nhà
sử học cho rằng tổng thống đã bị đầu độc, có thể thời gian hạ độc là vào ngày
30 tháng 3, và sau 6 ngày thì tổng thống Harrison từ trần.
Mâu
thuẫn giữa Ngân hàng trung ương tư nhân và hệ thống tài chính độc lập càng trở
nên căng thẳng hơn kể từ sau cái chết của tổng thống Harrison. Trong năm 1841,
Đảng Whig do Henry Clay chủ trì đã hai lần đề xuất phải khôi phục lại Ngân hàng
trung ương tư nhân và phế bỏ chế độ tài chính độc lập. Kết quả cả hai lần đều bị
người kế nhiệm của tổng thống Harrison là Phó tổng thống John Tyler phủ quyết.
Henry
Clay tức giận và xấu hổ đã ra lệnh khai trừ John Tyler ra khỏi Đảng Whig, kết
quả là tổng thống John Tyler “may mắn” trở thành vị tổng thống “mồ côi“ duy nhất
trong lịch sử nước Mỹ bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Đến
năm 1849, sau khi trúng cử tổng thống, Zachary Tayler - một nhân vật khác của Đảng
Whig - đã khôi phục lại hy vọng của Ngân hàng trung ương. Việc xây dựng một
ngân hàng trung ương tư nhân theo mô hình của Ngân hàng Anh là mơ ước cao nhất
của các ngân hàng, và nó có nghĩa rằng, cuối cùng thì ngân hàng cũng quyết định
được số phận của quốc gia và nhân dân. Nhìn vào vết xe đổ trước đó của tổng thống
Harrison, Tayler luôn tỏ ra hững hờ đối với vấn đề ngân hàng trung ương hết sức
quan trọng này, tuy nhiên, ông cũng không cam tâm trở thành con rối trong tay
Henry Clay. Nhà sử học Michael Holt đã cho rằng, tổng thống Tayler đã từng ngầm
bày tỏ như thế này “Chủ ý xây dựng Ngân hàng trung ương đã được định đoạt, và
đó không phải là vấn đề cần được tôi xem xét trong nhiệm kỳ của mình. Kết quả
là, “cái đã được định đoạt” ở đây không phải là sự chú ý của Ngân hàng trung
ương mà nhẩm vào bản thân tổng thống Taylor.
Ngày
4 tháng 7 năm 1850, tổng thống Tayler tham dự lễ quốc khánh được cử hành trước
đài tưởng niệm Washington. Thời tiết hôm đó hết sức oi bức, Tayler đã uống một chút
sữa đá và ăn thêm mấy quả anh đào, kết quả là ông bị đau bụng. Đến ngày 9 tháng
7 thì vị tổng thống khôi ngô vạm vỡ này cũng ra đi một cách thần bí.
Sự
kiện đột tử thần bí vì những căn bệnh chẳng đâu vào đâu của cả hai vị tổng thống
có xuất thân từ quân nhân này đương nhiên đã gây xôn xao dư luận. Còn giới sử học
thì tranh luận về đề tài này trong hàng thế kỷ. Năm 1991, sau khi được sự đồng
ý của người nhà tổng thống Tayler, thi thể của ông đã được khai quật lên. Người
ta lấy mẫu móng tay và tóc của tổng thống đi xét nghiệm. Kết quả cho thấy, ông
chết vì bị đầu độc. Đương nhiên, cơ quan điều tra đã nhanh chóng lấp liếm rằng,
lượng đầu độc rất nhỏ không đủ để gây chết người, sau đó vội vàng kết thúc vụ
điều tra. Cho đến ngày nay, chẳng ai biết được tại sao cơ thể tổng thống lại có
những thứ độc tố đó.
7. Ngân hàng quốc tế ra tay tạo nên
cuộc “khủng hoảng năm 1857”
Do
Ngân hàng thứ hai của Mỹ đóng cửa năm 1836 nên các nhà tài phiệt ngân hàng quốc
tế đã đột ngột ra tay rút sạch toàn bộ lượng tiền tệ kim loại đang lưu thông ở
nước Mỹ, tạo nên cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng diễn ra liên tục trong 5
năm ở quốc gia này. Mặc dù vào năm 1841, đại diện của các nhà tài phiệt ngân
hàng quốc tế đã từng hai lần thử khôi phục lại hệ thống ngân hàng trung ương tư
nhân, nhưng cả hai lần đều thất bại, mối quan hệ giữa hai bên rơi vào trạng
thái đóng băng, tình trạng siết chặt tiền tệ của Mỹ kéo dài mãi đến năm 1848 mới
bất đầu được giải toả.
Nguyên
nhân khiến cho tình hình chuyển biến tích cực tất nhiên không phải do các nhà
tài phiệt ngân hàng quốc tế quá nhẹ tay mà là do vào năm 1848, nước Mỹ đã phát
hiện mỏ vàng rất lớn: mỏ vàng San Francisco.
Lượng
cung ứng vàng của Mỹ liên tục trong 9 năm kể từ năm 1848 đã tăng vọt chưa từng
thấy. Chỉ riêng California đã sản xuất ra một lượng tiền vàng trị giá đến 5 tỉ
đô-la Mỹ. Năm 1851, một mỏ vàng có trữ lượng lớn cũng được phát hiện ở Úc. Lượng
cung ứng vàng trên phạm vi thế giới từ 144 triệu si-ling vào năm 1851 tăng vọt
lên 376 triệu si-ling trong năm 1861. Và lưu lượng tiền thuộc kim nội địa của Mỹ
từ 83 triệu đô-la trong năm 1840 tăng vọt lên 253 triệu đô-la trong năm 1860.
Việc
phát hiện những mỏ vàng lớn ở Mỹ và Úc đã phá vỡ sự khống chế tuyệt đối của các
nhà tài chính châu Âu đối với lượng cung ứng vàng thế giới. Chính phủ Mỹ thở
phào nhẹ nhõm vì đã thoát được cảnh phải bị siết chặt về tiền tệ. Việc cung ứng
tiền tệ với chất lượng tốt và số lượng nhiều đã làm tăng niềm tin cho thị trường,
các ngân hàng bắt đầu bành trướng hoạt động tín dụng trên quy mô lớn. Cơ sở
quan trọng nhất trong tài sản của nước Mỹ là rất nhiều ngành công nghiệp quan
trọng của Mỹ như công nghiệp, khoáng sản, giao thông, cơ giới đều được khôi phục
nhanh chóng trong giai đoạn hoàng kim này.
Thấy
việc khống chế tài chính tỏ ra không còn hiệu quả, các nhà tài phiệt ngân hàng
quốc tế đã tung ra đối sách mới. Đó chính là chính sách khống chế tài chính và
phân hoá chính trị.
Trước
khi cuộc khủng hoảng kết thúc, các nhà tài phiệt ngân hàng đã bắt đầu ra tay
thu mua của cải quý giá của dân chúng với giá rẻ mạt. Đến năm 1853, khi nền
kinh tế Mỹ phất như diều gặp gió thì tư bản nước ngoài, đặc biệt là tư bản Anh
đã sở hữu 46% trong tổng số công trái liên bang, 58% tổng công trái các bang,
26% tổng công trái ngành đường sắt Mỹ(29). Như vậy, một khi chế độ ngân hàng
trung ương được yên vị thì nền kinh tế Mỹ cũng sẽ bị các nhà tài phiệt ngân
hàng khống chế giống như các quốc gia châu Âu khác.
Các
nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế mở rộng hoạt động tín dụng, khiến nền kinh tế
phát triển với tốc độ như bơm bong bóng để người dân và các doanh nghiệp khác
ra sức tạo ra của cải, sau đó đạp gấp phanh tín dụng, khiến cho hầu hết các
doanh nghiệp và người dân lâm vào cảnh phá sản, còn các ngân hàng lại được một
phen bội thu. Quả nhiên, trong khi thấy mùa thu hoạch đã đến, các nhà tài phiệt
ngân hàng quốc tế và các đại diện của họ ở Mỹ đã quơ tay siết chặt tín dụng,
gây nên cuộc khủng hoảng năm 1857. Nhưng điều vượt ra ngoài dự kiến của họ là,
thực lực của nền kinh tế Mỹ lúc này đã không còn như 20 năm trước nữa, cuộc khủng
hoảng năm 1857 không thể làm chấn thương trầm trọng nền kinh tế Mỹ một lần nữa,
mà nó chỉ kéo dài trong một năm thì nước Mỹ đã dập tắt được khủng hoảng.
Khi
thấy thực lực của nước Mỹ ngày càng mạnh, tài chính ngày càng khó bị khống chế,
các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đặt ra nhiệm vụ trọng tâm cho mình: kích động
nội chiến và chia cắt nước Mỹ.
8. Khởi nguồn cuộc nội chiến Mỹ: Thế
lực tài chính quốc tế châu Âu
Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc nội chiến chia tách nước Mỹ làm
hai nửa liên bang có thực lực tương đối yếu đã được các thực tài chính châu Âu
hoạch định từ rất sớm.
Bismarck
- Thủ tướng Đức
Lịch
sử phát triển của nước Mỹ gắn liền với sự can thiệp và âm mưu của các thế lực
quốc tế. Điều khiến người ta kinh ngạc nhất chính là sự thâm nhập và lật đổ của
các thế lực tài chính quốc tế đối với nước Mỹ. Tuy nhiên, đây cũng chính là những
điều ít được biết đến nhất.
Cuộc
chiến tranh có quy mô lớn nhất xảy ra trên chính lãnh thổ của mình trong lịch sử
của nước Mỹ chắc chắn thuộc về cuộc nội chiến Nam - Bắc. Cuộc chiến đổ máu kéo
dài suốt bốn năm này đã lôi kéo 3 triệu người tham gia, chiếm 10% nhân khẩu của
nước Mỹ, 600 nghìn người tử trận, vô số người tàn phế, một lượng của cải khổng
lồ bị huỷ hoại trong ngọn lửa chiến tranh, và vết thương mà cuộc chiến này để lại
cho người dân đến nay sau hơn 140 năm vẫn chưa được hoàn toàn khôi phục.
Ngày
nay, những tranh luận liên quan đến nguyên nhân cuộc nội chiến Nam - Bắc phần lớn
xoay quanh vấn đề đạo lý của cuộc chiến, tức là loại bỏ sự hiện hữu của chế độ
nô lệ, đúng như Sydney E. Ahlstrom đã nói (nếu không có chế độ nô lệ thì sẽ
không có chiến tranh. Nếu không có sự lên án đạo đức đối với chế độ nô lệ thì sẽ
không có chiến tranh”.
Nhưng
thực tế, liên quan đến chế độ nô lệ tại Mỹ trong thế kỷ 19, lợi ích kinh tế được
xếp hàng thứ nhất, trong khi vấn đề đạo đức lại đứng hàng thứ hai. Trụ cột kinh
tế miền Nam thời đó chính là nền sản xuất bông dệt vải và chế độ nô lệ, và nếu
như phế bỏ chế độ nô lệ thì các chủ trang trại buộc phải trả công cho những người
nô lệ ban đầu theo giá trị trường công lao động của người da trắng, và như vậy,
toàn bộ sản nghiệp sẽ chịu hao tổn, kết cấu kinh tế xã hội sẽ sụp đổ. Nếu nói
chiến tranh là sự kế tục của đấu tranh chính trị thì phía sau xung đột lợi ích
chính trị chính là sự tính toán lợi ích kinh tế. Trên bề mặt của sự tính toán lợi
ích kinh tế này nổi lên sự khác biệt về lợi ích kinh tế giữa hai miền Nam Bắc,
nhưng bản chất của nó vẫn là sách lược chơi trò “chia để trị” của các thế lực
tài chính quốc tế.
Bismarck
- Thủ tướng Đức, người có dây mơ rễ má với dòng họ Rothschild - đã nói rất
chính xác rằng “Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc nội chiến chia tách nước Mỹ làm
hai nửa liên bang có thực lực tương đối yếu đã được các thế lực tài chính châu
Âu hoạch định từ rất sớm”.
Thực
chất, chính các nhà ngân hàng trục “London - Paris - Frankfurt” là những kẻ ném
đá giấu tay sau cuộc chiến Nam - Bắc của Mỹ.
Để
kích động cuộc nội chiến tại Mỹ, các nhà ngân hàng quốc tế đã tiến hành việc hoạch
định lâu dài, cẩn trọng và chu toàn. Sau chiến tranh độc lập của Mỹ, nền công
nghiệp dệt của nước Anh và các tầng lớp chủ nô ở miền Nam nước Mỹ dần dần xây dựng
được mối quan hệ làm ăn mật thiết với nhau. Các nhà tài chính ở châu Âu đã nắm
ngay lấy cơ hội này, thừa cơ bí mật phát triển một mạng lưới các nhân vật chủ
chốt có thể kích động được cuộc xung đột Nam - Bắc trong tương lai. Ở miền nam
thời đó, các đại diện đủ kiểu của các nhà tài chính Anh hiện diện khớp nơi, và
cùng với các thế lực chính trị bản địa, họ tham gia hoạch địch các âm mưu, tạo
ra đủ mọi loại tin tức cũng như dư luận hòng tách khỏi liên bang. Họ đã khéo
léo lợi dụng sự xung đột lợi ích kinh tế về vấn đề chế độ nô lệ ở hai miền Nam
- Bắc, không ngừng tạo ra căng thẳng, xung đột và làm cho vấn đề thêm trầm trọng
so với bản chất, và cuối cùng đã thành công trong việc đẩy vấn đề chế độ nô lệ
thành mâu thuẫn gay gắt không thể dung hoà như nước với lửa giữa hai miền.
Các
ngân hàng quốc tế đã chuẩn bị sẵn sàng, chỉ còn chờ chiến tranh nổ ra là có thể
vơ vét được những món lợi lớn. Trong quá trình kích động chiến tranh, chiêu thức
mà họ quen dùng là “bắt cá hai tay”, bất kể ai là kẻ chiến thắng.
Những
khoản nợ kếch xù của chính phủ phải chi cho chiến tranh đều là bữa tiệc thịnh
soạn nhất của các ngân hàng.
Mùa
thu năm 1859, trong vai một người du lịch, nhà tài phiệt ngân hàng nổi tiếng nước
Pháp Salomon de Rothschild từ Paris đến Mỹ. Ông là người điều phối chung mọi kế
hoạch vốn có, đi lại giữa hai miền nam -bắc, tiếp xúc với các nhân vật quan trọng
trong giới chính trị và giới tài chính Mỹ, đem mọi thông tin tình báo thu thập
được chuyển về cho Nathaniel de Rothschild đang trấn giữ ở London. Trong cuộc hội
đàm với các giới chức miền nam, ông đã công khai tuyên bố sẽ nỗ lực chi viện
cho miền nam về mặt tài chính, đồng thời bày tỏ sẽ tận lực giúp miền nam độc lập
nhằm có được sự thừa nhận của các quốc gia lớn ở châu Âu.
Đại
diện ở miền bắc của ngân hàng quốc tế là August Belmont - một nhân vật hoạt động
trong lĩnh vực ngân hàng gốc Do Thái được mệnh danh là “vua của Đại lộ thứ năm”
ở New York. Ông là đại diện của Ngân hàng Rothschild Frankfurt, cũng là người
có quan hệ thân thích với dòng họ này.
Năm
1829, khi mới 15 tuổi, August đã bắt đầu kiếm sống trong lĩnh vực ngân hàng.
Ông cũng đã bắt đầu làm việc cho Ngân hàng Rothschild ở Frankfurt đồng thời sớm
bộc lộ được khả năng tài chính thiên phú của mình. Ông tinh thông các ngoại ngữ
Đức, Anh, Pháp, Ý. Năm 1837, ông được phái đến New York.
Nhờ
mua vào một lượng lớn trái phiếu chính phủ, nên Belmont nhanh chóng trở thành
nhân vật cấp cao của giới tài chính New York, và được tổng thống tín nhiệm bổ
nhiệm vào vị trí cố vấn tài chính. Ông đại diện cho ngân hàng Rothschild ở Anh
và Frankfurt đồng thời bày tỏ ý muốn ủng hộ tài chính cho tổng thống Lincoln ở
miền bắc.
Để
tăng áp lực lớn hơn về mặt quân sự đối với quân miền bắc, cuối năm 1861, nước
Anh đã tăng thêm 8.000 binh lính đến Canada, sẵn sàng chuẩn bị ứng phó với sự tấn
công của quân miền nam đồng thời uy hiếp chính phủ Lincoln ở biên giới phía Bắc.
Năm 1862, liên quân Anh, Pháp và Tây Ban Nha đã đổ bộ vào cảng Mexico, hoàn
thành đợt tập kết ở biên giới phía nam của nước Mỹ, khi cần thiết sẽ xâm nhập
vào miền nam nước Mỹ và trực tiếp khai chiến với quân miền Bắc. Ngày 3 tháng 10
năm 1863, Yelet - vị tướng Pháp lại tăng thêm 30.000 quân, và chiếm lĩnh thành
phố Mehico.
Khi
chiến tranh mới nổ ra, đội quân miền nam đánh đâu thắng đó, các cánh quân của
châu Âu như quân Pháp đã mạnh lại càng mạnh hơn, Lincoln đã rơi vào tình thế cực
kỳ khó khăn. Các ngân hàng đã tính toán chính xác sự trống rỗng trong quốc khố
của tổng thống Lincoln khi đó, và chẳng còn cơ hội nào tốt hơn để kiếm một khoản
lợi kếch xù từ cuộc chiến tranh này. Kể từ khi cuộc chiến tranh với Anh kết
thúc năm 1812, thu nhập quốc khố của nước Mỹ thâm hụt nhiều năm liền, và đến
trước khi Lincoln lên nắm quyền, mọi khoản thâm hụt của chính phủ Mỹ đều được
đem bán cho ngân hàng dưới hình thức công trái, rồi ngân hàng lại chuyển tiếp
cho Ngân hàng Rothschild ở Anh và ngân hàng Paris (đây là một hình thức mua bán
nợ chính phủ). Như vậy, chính phủ Mỹ phải chi trả lợi tức khá cao, và những khoản
nợ tích luỹ nhiều năm như thế này đã tạo ra gánh nặng nợ nần cho chính phủ.
Các
ngân hàng đã đề xuất ra một kế hoạch tài chính trọn gói và đưa ra điều kiện của
mình. Khi nghe đến khoản lãi yêu cầu từ 24% đến 36% của các ngân hàng, tổng thống
Lincoln đã mời ngay các ngân hàng ra khỏi cửa trong cơn tức giận bầm gan tím mật.
Đây là một chiêu độc nhằm đẩy chính phủ Mỹ rơi vào cảnh phá sản hoàn toàn, và
Lincoln biết rằng người dân Mỹ mãi mãi không thể trả hết khoản nợ hàng nghìn tỉ
này.
9. Chính sách mới về tiền tệ của
Lincoln
Không
có tiền thì không thể tiến hành chiến tranh, mà nếu vay của ngân hàng quốc tế
thì chẳng khác nào tự treo thòng lọng vào cổ mình. Lincoln nghĩ trăm phương
ngàn kế để tìm phương án giải quyết.
Lúc
đó, Dick Taylor - một người bạn cũ của ông ở Chicago - đã đề xuất với Lincoln một
ý tưởng: chính phủ tự phát hành tiền tệ!
“Việc
yêu cầu Quốc hội thông qua đề án này cũng như vấn đề trao quyền cho Bộ tài
chính ấn hành tiền tệ sẽ có đầy đủ hiệu lực pháp luật nhằm giúp chi trả lương bổng
cho binh sĩ sau đó sẽ giúp ông giành được thắng lợi trong cuộc chiến mà ông tiến
hành”.
Trả
lời câu hỏi của Lincoln về việc liệu người dân Mỹ cố tiếp nhận đồng tiền mới
này hay không, Dick nói rằng “tất cả mọi người đều sẽ không có sự lựa chọn nào
khác trong vấn đề này, chỉ cần ông tạo nên hiệu lực pháp lý đầy đủ cho loại tiền
tệ mới này, chính phủ sẽ hoàn toàn ủng hộ, và chúng sẽ thông dụng giống như một
loại tiền đích thực, bởi vì hiến pháp trao cho Quốc hội quyền phát hành và quyền
quy định giá trị tiền tệ”.
Sau
khi nghe xong đề nghị này, Lincoln tỏ ra quá đỗi vui mừng, lập tức đề nghị Dick
lập kế hoạch cho việc này.
Biện
pháp hết sức mới lạ này đã phá vỡ cách làm thường lệ của chính phủ là cần phải
vay tiền và chịu lãi suất cao của ngân hàng tư nhân. Loại tiền mới này sử dụng
hoa văn màu xanh lục để phân biệt với tiền của các ngân hàng khác và được lịch
sử gọi là “tiền xanh”. Chỗ mới lạ đặc biệt của loại tiền mới này nằm ở chỗ nó
hoàn toàn không được bảo đảm bằng vàng hay bạc, và lợi tức là 5% cho 20 năm.
Trong
thời kỳ nội chiến, nhờ có sự phát hành của loại tiền này mà Mỹ đã khắc phục được
tình trạng thiếu hụt tiền tệ nghiêm trọng của chính phủ ngay trong giai đoạn đầu
của cuộc chiến. Điều này đã huy động một cách hiệu quả nhất tất cả các nguồn vốn
của miền bắc nước Mỹ, tạo nên một cơ sở kinh tế vững chắc cho chiến thắng cuối cùng
trước quân miền nam. Đồng thời, nhờ có giá thành thấp nên loại tiền này đã trở
thành nguồn tích luỹ của ngân hàng miền Bắc, tín dụng ngân hàng của miền Bắc
cũng nhờ đó mà được mở rộng, các ngành công nghiệp quốc phòng, xây dựng đường sắt
sản xuất nông nghiệp và mậu dịch thương nghiệp đều nhận được sự chi viện tài
chính lớn chưa từng có so với trước đó.
Việc
phát hiện những mỏ vàng lớn những năm 1848 đã khiến cho nền tài chính Mỹ dần dần
thoát khỏi cục diện bất lợi và cực đoan do các ngân hàng châu Âu khống chế, và
cũng chính nhờ vào sản lượng lớn những mỏ vàng này nên loại tiền mới của
Lincoln mới có thể được người dân tiếp nhận rộng rãi, đặt cơ sở tài chính đáng
tin cậy cho việc giành thắng lợi trong cuộc chiến Nam - Bắc. Một điều nữa khiến
người ta càng thêm kinh ngạc hơn là, loại tiền mới do Lincoln phát hành không hề
gây ra lạm phát tiền tệ nghiêm trọng kiểu như trong thời kỳ diễn ra chiến tranh
độc lập. Từ khi cuộc nội chiến nổ ra vào năm 1861 đến khi kết thúc vào năm
1865, chỉ số vật giá của toàn miền bắc Mỹ chỉ tăng một cách nhẹ nhàng từ 100
lên 216. Xem xét quy mô và sự nghiêm trọng về mức độ phá hoại của cuộc nội chiến
so với những cuộc chiến có quy mô tương tự khác trên thế giới, chúng ta không
thể không nói rằng đây là một kỳ tích tài chính. Ngược lại, miền nam cũng dùng
phương thức lưu thông tiền giấy, nhưng hiệu quả thì khác xa một trời một vực,
chỉ số vật giá của miền nam trong cùng một thời kỳ đã tăng từ 100 lên đến 2776.
Trong
suốt thời kỳ nội chiến Nam - Bắc, chính quyền Lincoln đã phát hành số tiền mới
450 triệu đô-la Mỹ. Nhờ. cơ chế vận hành đồng tiền mới này tốt như vậy cho nên
tổng thống Lincoln đã xem xét một cách nghiêm túc việc pháp chế hoá vấn đề phát
hành loại tiền tệ không thế chấp này (Debt Free Money).
Nhưng
chính điều này đã như một đòn đau đánh vào lợi ích căn bản của các nhà tài phiệt
quốc tế.
Nếu
như mọi chính phủ đều không cần phải vay tiền của ngân hàng mà “thản nhiên” tự
mình phát hành tiền tệ, thì sự lũng đoạn của các ngân hàng đối với việc phát
hành tiền tệ sẽ không còn tồn tại nữa, như vậy không phải là ngân hàng đã trơ mỏ
rồi sao?
Cũng
vì thế mà ngay sau khi nghe được tin tức này, tờ London Times đại diện cho ngân
hàng Anh đã lập tức dăng tải tuyên bố:
“Nếu
như chính sách tài chính mới của Mỹ (tiền xanh Lincoln) khiến người ta chán
ghét được thực thi vĩnh viễn, chính phủ có thể phát hành khống nguồn tiền tệ của
mình. Chính phủ có thể hoàn trả hết mọi khoản nợ đồng thời sẽ thu được những
khoản tiền cần thiết để phát triển thương nghiệp, sẽ biến thành một quốc gia phồn
vinh chưa từng có trên thế giới. Nguồn nhân tài ưu tú và mọi tài nguyên vốn có
trên thế giới này sẽ chảy dồn về bắc Mỹ. Quốc gia này cần phải bị phá huỷ, nếu
không nó sẽ phá huỷ từng quốc gia theo chế độ quân chủ trên thế giới”.
Chính
phủ Anh và Hiệp hội Ngân hàng New York đã bày tỏ sự phẫn nộ đòi hỏi phải thực
hiện các hành động đáp trả. Ngày 28 tháng 12 năm 1861, họ tuyên bố đình chỉ chi
trả bằng tiền kim loại cho chính phủ Lincoln. Một số ngân hàng ở New York còn
đình chỉ việc rút vàng của những người gửi tiết kiệm bằng vàng, đồng thời tuyên
bố huỷ bỏ việc chấp nhận dùng vàng mua công trái của chính phủ. Các ngân hàng ở
nhiều nơi trên nước Mỹ cũng rầm rộ hưởng ứng. Họ đến Washington để đề xuất những
phương án thay đổi vô nguyên tắc đối với tổng thống Lincoln, đòi thực hiện lại
những cách làm trong quá khứ, đem những công trái có lợi tức cao bán cho các
ngân hàng châu Âu; đem vàng của chính phủ Mỹ gửi vào các ngân hàng tư nhân để dự
trữ phát hành tín dụng, các ngân hàng phát tài lớn; chính phủ Mỹ trưng thu thuế
của các ngành công nghiệp và người dân để chi trả cho chiến tranh.
Đương
nhiên, tổng thống Lincoln đã cự tuyệt yêu cầu hoàn toàn vô lý này của các ngân
hàng. Chính sách của ông rất được lòng dân, người dân Mỹ đã nô nức mua hết toàn
bộ công trái, và căn cứ vào pháp luật, các công trái này được sử dụng như là hiện
kim.
Các
nhà tài phiệt ngân hàng thấy kế sách bất thành bèn nghĩ ra kế khác. Họ phát hiện
thấy rằng trong luật phát hành tiền xanh Lincoln của Quốc hội hoàn toàn không đề
cập đến việc có nên dùng vàng để chi trả lãi tức công trái hay không. Vì vậy, họ
cho phép dùng loại tiền mới của Lincoln để mua công trái, nhưng phần lợi tức phải
được chi trả bằng tiền kim loại. Đây là một bước trong kế hoạch hoàn chỉnh nhằm
gắn kết đồng tiền mới của Lincoln tại Mỹ với giá trị của vàng. Trong khi đó,
các ngân hàng châu Âu tích luỹ đồng bảng Anh nhiều hơn bất cứ đồng tiền nào thời
đó và nhiều hơn so với tiền vàng của Mỹ. Sự thoả hiệp giữa ngân hàng và Quốc hội
Mỹ đã khiến cho thế lực tài chính quốc tế lợi dụng việc khống chế tổng lượng xuất
nhập khẩu vàng đối với nước này để gián tiếp thao túng giá trị tiền tệ của Mỹ.
10. Đồng minh Nga của Lincoln
Khi
các quốc vương ở châu Âu đã chuẩn bị sẵn sàng để đem quân sang chia cắt nước Mỹ,
Lincoln lập tức nhớ đến kẻ thù truyền kiếp của các quốc vương châu Âu - nước
Nga. Lincoln đã phái đặc sứ cầu cứu Sa hoàng Alexardre Đệ nhị. Khi nhận được
thư của Lincoln, Sa hoàng không mở ra ngay mà nâng nâng trên tay, rồi nói rằng:
“Trước khi mở bức thư này hoặc biết được nội dung của nó, chúng ta sẽ đồng ý
trước với bất cứ yêu cầu nào mà bức thư đề xuất.
Nguyên
nhân Sa hoàng chuẩn bị tham gia quân sự vào cuộc nội chiến Mỹ có mấy mặt sau
đây. Thứ
nhất,
đó là sự lo lắng “môi hở răng lạnh”, vì trong thời kỳ Alexardre đại đế trị vì,
các thế lực tài chính quốc tế từng quét sạch châu Âu đã gõ cửa điện Kremli. Học
theo kinh nghiệm của các quốc gia tài chính “tiên tiến” ở châu Âu, các ngân
hàng cương quyết yêu cầu thành lập ngân hàng trung ương tư hữu, và Sa Hoàng đã
sớm nhận ra chiêu độc trong việc này nên đã kiên quyết từ chối yêu cầu này.
Khi
nhìn thấy tổng thống Lincoln - một nhân vật phản đối các thế lực tài chính quốc
tế - rơi vào tình cảnh nguy hiểm, Alexardre đệ nhị lo rằng, nếu không ra tay
tương trợ, chẳng mấy chốc mối nguy ấy sẽ ập đến với chính mình. Một nguyên nhân
khác là ngày 3 tháng 3 năm 1861 trước khi nổ ra cuộc nội chiến Nam - Bắc ở Mỹ,
Alechxandre Đệ nhị đã tuyên bố pháp lệnh giải phóng nông nô, và về vấn đề này,
cả Alexardre Đệ nhị lẫn Lincoln đều có những quan điểm chung. Và còn một điều nữa
là cuộc chiến tranh Crimean của nước Nga vừa mới kết thúc năm 1856 đã đại bại
dưới tay của liên quân Anh - Pháp, vì thế nên Alechxandre Đệ nhị chưa nguôi
chuyện rửa hận.
Chưa
tuyên chiến, vào ngày 24 tháng 9 năm 1863, dưới sự chỉ huy của tướng Liviski, hạm
đội của Nga đã tiến vào cảng New York. Ngày 12 tháng 10, dưới sự chỉ huy của tướng
Popov, hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã đến San Francisco. Đối với hành động
của nước Nga, Wales đã bình luận rằng: “Họ đã đến khi miền nam đang ở vào lúc
triều lên còn miền bắc ở vào thế triều xuống. Sự xuất hiện của họ đã tạo nên sự
do dự của Anh và Pháp, cuối cùng đã cho Lincohn thời gian để xoay chuyển được cục
diện”.
Sau
khi nội chiến kết thúc, để chi trả khoản phí tổng cộng 7,2 triệu đô-la Mỹ cho hạm
đội nước Nga, chính phủ Mỹ đã chần chừ kéo dài thời gian. Vì hiến pháp không
trao cho tổng thống quyền chi trả chiến phí cho chính phủ nước ngoài nên tổng
thống Johanson khi đó đã đạt được thoả thuận dùng chính vùng đất Alaska mua của
nước Nga để chi trả khoản chi phí chiến tranh. Trong lịch sử, vụ việc này được
gọi là “Sự điên rồ của Seward”. Seward là Bộ trưởng ngoại giao thời đó của Hoa
Kỳ và đã bị dân chúng kịch liệt chỉ trích khi bỏ ra 7,2 triệu đô-la để đi mua lại
một vùng đất hoang hoá không đáng một xu của Nga.
Cũng
vì một nguyên nhân tương tự mà Alexardre Đệ nhị đã bị hành thích vào năm 1867,
nhưng vụ hành thích đã không thành công. Ngày 1 tháng 3 năm 1881, Alexardre cuối
cùng cũng chết vào tay một thích khách.
11. Ai là hung thủ thật sự ám sát
Lincoln?
Bismarck
- vị Thủ tướng kiên cường và giàu lòng hy sinh của nước Đức đã từng nhận xét một
cách sắc bén rằng: “Ông ấy (Lincoln) được quốc hội trao quyền vay tiền thông
qua việc bán khoản công trái cho người dân, như vậy thì chính phủ và quốc gia sẽ
thoát được khỏi cái bẫy cài sẵn của các nhà tài chính nước ngoài. Trong khi họ
(các nhà tài chính quốc tế) hiểu rõ được rằng nước Mỹ sẽ thoát khỏi vòng khống
chế của họ, thì ngày chết của Lincoln chằng còn mấy xa xôi”.
Sau
khi ra sắc lệnh giải phóng nô lệ da đen và thống nhất miền nam, ngay lập tức
Lincoln đã tuyên bố xoá toàn bộ các khoản nợ chiến tranh mà miền nam đã phải
gánh chịu.
Các
ngân hàng quốc tế - đơn vị chu cấp phần lớn tài chính cho miền nam trong suốt
cuộc chiến - đã bị tổn thất nghiêm trọng vì quyết định này. Để trả thù Lincoln,
đặc biệt là để xoá bỏ chính sách mới về tiền tệ của Lincoln, họ đã tập hợp các
thế lực bất mãn đối với vị tổng thống này, bí mật lên kế hoạch ám sát tổng thống.
Với họ, chuyện chỉ đạo đám côn đồ ám sát tổng thống thực tế không phải là một
việc khó khăn.
Sau
khi Lincoln bị ám sát, dưới sự thao túng của các thế lực tài chính quốc tế, Quốc
hội tuyên bố phế bỏ chính sách tiền tệ mới của Lincoln, việc phát hành tiền tệ
mới của Lincoln không được vượt quá giới hạn 400 triệu đô-la.
Năm
1972, có người hỏi Bộ tài chính Mỹ rằng, với số tiền mới 450 triệu đô-la Mỹ của
Lincoln phát hành, chính phủ rốt cuộc đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền lãi. Sau
mấy tuần tính toán kỹ lưỡng, câu trả lời của Bộ tài chính là: nhờ tổng số tiền
Lincoln tự phát hành cho chính phủ Mỹ mà quốc gia này đã tiết kiệm được 4 tỉ
đô-la lợi nhuận.
Cuộc
nội chiến Nam - Bắc về căn bản là một cuộc tranh giành lợi ích kịch liệt giữa
các thế lực tài chính quốc tế cũng như những người đại diện cho các thế lực đó
và chính phủ Mỹ trong việc khống chế quyền phát hành tiền tệ quốc gia cũng như
chính sách tài chính tiền tệ của Mỹ. Trong thời gian hơn một trăm năm sau cuộc
nội chiến Nam-Bắc, đôi bên đã tiến hành những cuộc chiến tàn khốc. Tổng cộng đã
có 7 tổng thống Mỹ vì cuộc chiến này mà bị ám sát, nhiều nghị sĩ bị thủ tiêu.
Mãi đến năm 1913, việc thành lập hệ thống ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ đã đánh
dấu cho thắng lợi mang tính quyết định của ngân hàng quốc tế.
Thật
đúng như Bismarck đã nói:
“Cái
chết của Lincoln là sự tổn thất nghiêm trọng của thế giới Cơ đốc giáo. Nước Mỹ
có thể không còn ai có thể đi lại con đường vĩ đại của ông, còn các ngân hàng sẽ
lại một lần nữa khống chế những ai giàu có. Tôi lo rằng các ngân hàng nước
ngoài với những thủ đoạn cao siêu và tàn bạo sẽ giành được sự giàu có của nước
Mỹ, sau đó dùng nó để huỷ hoại nền văn minh hiện đại một cách có hệ thống”.
12. Sự thoả hiệp chí mạng: “Pháp lệnh
ngân hàng quốc gia” năm 1863
“Vai trò mà tôi đã đóng góp trong việc cho ra đời pháp lệnh ngân
hàng quốc gia là sai lầm tài chính nghiêm trọng nhất trong cuộc đời. Sự lũng đoạn
(cung ứng tiền tệ) mà nó (pháp lệnh ngân hàng quốc gia) sản sinh ra sẽ ảnh hưởng
đến tất cả các phương diện của đất nước này. Nó cần phải bị phế bỏ, nhưng trước
khi điều này xảy ra, đất nước này sẽ chia thành hai phía, một bên là người dân,
còn bên kia là ngân hàng, và tình huống này vẫn chưa từng xuất hiện trong lịch
sử của đất nước này”.
Bộ trưởng
tài chính Mỹ Salomon (1861-1864)
Sau
khi cuộc nội chiến Nam - Bắc bùng nổ, Lincoln đã cự tuyệt khoản lợi tức cắt cổ
từ 24% đến 36% của Rothschild và các đại diện khác của họ ở Mỹ, chuyển sang
trao quyền cho Bộ tài chính phát hành “tiền giấy quốc gia” (United States
Notes) của riêng mình, hay còn được gọi là bạc xanh.
Pháp
lệnh tiền tệ chính thức (Legal Tender Act) được thông qua tháng 2 năm 1862.
Pháp lệnh này trao quyền cho Bộ tài chính phát hành 150 triệu đồng tiền xanh,
liền sau đó vào tháng 7 năm 1862 và tháng 3 năm 1863, lại trao quyền cho Bộ tài
chính phát hành thêm 150 triệu tiền xanh nữa. Nói chung, trong thời kỳ nội chiến,
tổng số tiền xanh được phát hành đã lên đến 450 triệu.
Việc
phát hành tiền xanh của Lincoln chẳng khác nào chọc vào tổ ong vò vẽ của ngân
hàng quốc tế.
Trước
hành động này của tổng thống, các ngân hàng được một vố đau như bò đá, nhưng
ngược lại, tầng lớp nhân dân và các ngành công nghiệp khác thì lại tỏ thái độ hết
sức hoan nghênh đối với loại tiền xanh này. Đồng tiền xanh của Lincoln được lưu
hành mãi đến năm 1994 trong hệ thống tiền tệ của Mỹ.
Năm
1863, khi cuộc chiến đã bước đến hồi quyết định nhất, Lincoln cần nhiều tiền
xanh hơn nữa để giành được thắng lợi. Để được trao quyền phát hành tiền xanh lần
thứ ba, ông buộc phải cúi đầu trước các thế lực ngân hàng trong Quốc hội để đưa
ra một thoả hiệp quan trọng: ký vào pháp lệnh “ngân hàng quốc gia” năm 1863.
Pháp lệnh này trao cho chính phủ quyền phê chuẩn việc cho Ngân hàng quốc gia
(National Bank) phát hành tiền giấy với tiêu chuẩn thống nhất. Những ngân hàng
này trên thực tế sẽ phát hành tiền tệ quốc gia của Mỹ. Một điểm hết sức quan trọng
chính là những ngân hàng này dùng trái phiếu chính phủ Mỹ làm nguồn dự trữ cho
việc phát hành tiền giấy, và như vậy, sẽ khống chế việc phát hành tiền tệ của Mỹ
với các khoản vay của chính phủ, còn chính phủ sẽ mãi không thể hoàn trả hết
các khoản nợ này.
John
Kenneth Galbraith - nhà kinh tế học lừng danh người Mỹ - đã từng chỉ ra một
cách sắc bén rằng: “Rất nhiều năm sau khi cuộc nội chiến kết thúc, hàng năm,
chính phủ lại không thể hoàn trả hết những khoản nợ đã vay, cũng không thể bồi
hoàn những khoản nợ đã phát hành ra, bởi việc này có nghĩa rằng chẳng còn khoản
nợ nào để làm thế chấp cho quỹ tiền tệ quốc gia. Việc hoàn trả hết các khoản nợ
cũng đồng nghĩa là đã phá huỷ toàn bộ sự lưu thông tiền tệ, âm mưu của các ngân
hàng quốc tế trong việc thiết lập một mô hình ngân hàng ở Mỹ theo kiểu Ngân
hàng Anh cuối cùng đã trở thành hiện thực. Từ đây, lợi tức lâu dài từ các khoản
nợ của chính phủ Mỹ sẽ chảy vào túi các ngân hàng, và nó chẳng khác nào một sợi
thòng lọng ngày càng siết chặt vào cổ nhân dân Mỹ. Đến năm 2006, tổng vay của
chính phủ Mỹ đã lên đến con số khổng lồ 860.000 tỉ đô-la, bình quân mỗi nhà có
bốn người phải gánh chịu một khoản nợ quốc gia lên đến 112.000 đô-la, và tốc độ
tăng trưởng tổng nợ cả đất nước Mỹ trong mỗi giây là 20.000 đô-la! Khoản chi trả
lợi tức của chính phủ liên bang Mỹ đối với nợ quốc gia chỉ đứng sau ngân sách
dành cho y tế và quốc phòng, và đến năm 2006 sẽ đạt đến con số khổng lồ 400 tỉ
đô-la Mỹ.
Bắt
đầu từ năm 1864, các ngân hàng có thể đời đời kiếp kiếp hưởng thụ bữa đại tiệc
lợi tức từ khoản nợ quốc gia này của Mỹ. Chỉ vì xem nhẹ sự khác biệt giữa việc
chính phủ trực tiếp phát hành tiền tệ với việc chính phủ phát hành công trái
còn ngân hàng phát hành tiền, mà các nhà ngân hàng đã tạo nên một sự bất công lớn
nhất trong lịch sử loài người. Người dân bị ép phải nộp thuế gián tiếp qua các
ngân hàng, mà những khoản thuế này chính là tài sản và tiền bạc do mồ hôi nước
mắt của họ làm nên!
Mãi
đến ngày nay, Trung Quốc là một trong số ít quốc gia trên thế giới có chính
sách phát hành tiền tệ do chính phủ trực tiếp điều hành. Nhờ đó khoản lợi tức
phải chi trả mà chính phủ và người dân đã tiết kiệm được trở thành nhân tố quan
trọng không thể thiếu khiến Trung Quốc có thể phát triển nhanh và bền vững như
vậy.
Nếu
có ai đó đưa ra đề xuất phải học hỏi “kinh nghiệm tiến bộ” của nước ngoài, ngân
hàng nhân dân cần phải dùng nợ quốc gia của chính phủ làm thế chấp để phát hành
đồng nhân dân tệ, thì người dân Trung Quốc cần phải coi chừng.
Lincoln
không phải là không biết đến nguy cơ đe doạ vĩnh cửu này và dự tính rằng, sau
khi thắng cử ở nhiệm kỳ kế tiếp vào năm 1865, ông sẽ phế bỏ pháp lệnh này,
nhưng chỉ 42 ngày sau khi trúng cử, Lincoln đã bị ám sát. Các thế lực ngân hàng
quốc tế trong Quốc hội thửa thắng xông lên. Họ cho rằng, cần phải loại bỏ đồng
tiền xanh của Lincoln thì mới có thể kê cao gối mà ngủ được. Ngày 12 tháng 4
năm 1866, Quốc hội đã thông qua “Pháp lệnh thu hồi” (Contraction Act), hòng thu
hồi tất cả các đồng tiền xanh hiện đang lưu thông, và đổi lại thành tiền kim loại,
sau đó gạt bỏ tiền xanh ra khỏi hệ thống lưu thông, khôi phục chế độ bản vị
vàng.
Ở
một đất nước vừa thoát khỏi cuộc chiến điêu tàn cần khôi phục, chẳng có gì
hoang đường hơn là một chính sách kiểm soát gắt gao tiền tệ. Lượng tiền tệ lưu
thông 1,8 tỉ đô-la Mỹ từ năm 1866 (tức khoảng 50,46 đô-la Mỹ mỗi người), đã sụt
giảm xuống còn 1,3 tỉ đô-la Mỹ năm 1867 (tức 44 đô-la Mỹ mỗi người), 600 triệu
đô-la Mỹ năm 1876 (mỗi người 14,6 đô-la), cuối cùng là giảm xuống còn 400 triệu
đô-la Mỹ (mỗi người 6,67 đô-la) năm 1886. Trong bối cảnh một nước Mỹ với nhiều
vết thương chiến tranh cần chữa trị, một nền kinh tế cần được phục hồi và phát
triển, đồng thời tình hình dân số tăng nhanh, nhưng lượng cung ứng tiền tệ lại
thiếu hụt, đa số người dân đều cho rằng sự thịnh suy là quy luật của phát triển
kinh tế. Nhưng trên thực tế, việc thao túng nguồn cung ứng tiền tệ theo kiểu
khi buông khi siết của các ngân hàng quốc tế mới là nguồn cơn thực sự của vấn đề.
Mùa
đông năm 1872, các ngân hàng quốc tế đã phái Ernest Seyd đem theo một khoản tiền
lớn từ Anh vào Mỹ.
Bằng
việc hối lộ các quan chức, Ernest Seyd đã đạt được mục đích của mình: thông qua
“pháp lệnh tiền đúc năm 1873” (Coinage Act) mà lịch sử gọi là “pháp lệnh ngu xuẩn
1873”.
Đích
thân Ernest Seyd đã soạn thảo pháp lệnh này, và nó đã gạt bỏ tiền bằng bạc ra
khỏi hệ thống lưu thông tiền tệ, và như vậy, tiền vàng trở thành thứ tiền tệ
duy nhất. Pháp lệnh này được ví như hiện tượng phủ sương lên tuyết cho dòng lưu
thông tiền tệ vốn đã thiếu hụt trầm trọng. Sau khi xong việc, Ernest Seyd vênh
váo tự đắc nói rằng: “Mùa đông năm 1872, ta đã làm một chuyến đến Mỹ, ta đã đảm
bảo chắc chắn việc thông qua pháp lệnh tiền đúc để phế bỏ tiền bạc. Cái mà ta đại
diện là lợi ích của các vị chủ tịch Ngân hàng Anh quốc. Đến năm 1873, tiền vàng
đã trở thành loại tiền kim loại duy nhất”.
Nhưng
sự thật, tác dụng của việc loại trừ tiền bạc ra khỏi lĩnh vực lưu thông tiền tệ
quốc tế là nhằm để đảm bảo chắc chắn sức khống chế tuyệt đối của các ngân hàng
quốc tế đối với lượng cung ứng tiền tệ thế giới, đồng thời đối phó với việc
tăng cường khai thác các mỏ bạc trong khi sản lượng các mỏ vàng ngày càng ít
đi. Sau khi đã nắm giữ được việc khai thác các mỏ vàng thế giới, đương nhiên
ngân hàng quốc tế không muốn lưu lượng tiền bạc mà họ khó khống chế được lại
can dự vào địa vị bá quyền tài chính thế giới của mình. Vì thế, kể từ năm 1871,
bạc trắng đã được loại trừ đồng loạt ở các quốc gia Đức, Anh, Hà Lan, Áo,
Scandinavi, khiến lượng lưu thông tiền tệ của mỗi quốc gia bị co rút lại, từ đó
đã dẫn đến cuộc đại suy thoái kinh tế nghiêm trọng kéo dài 20 năm ở châu Âu
(Long Depression, 1873 - 1896).
Ở
Mỹ, “pháp lệnh thu hồi” và “pháp lệnh tiền đúc” đã trực tiếp gây nên cuộc đại
suy thoái kinh tế từ năm 1873 đến năm 1879. Trong khoảng thời gian ba năm này,
tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ đã lên đến mức 30%, người dân Mỹ đã cương quyết yêu cầu
phải khôi phục lại thời kỳ lưu hành song song tiền bạc và tiền xanh Lincoln.
Dân chúng Mỹ đã thành lập các tổ chức tự phát như hội bạc trắng (US Silver
Commission), hội tiền xanh (Greenback Party), thúc đẩy cả nước khôi phục lại chế
độ lưu hành song song tiền vàng và tiền bạc, phát hành lại tiền xanh Lincoln vốn
được người dân rất hoan nghênh.
Báo
cáo của hội bạc trắng ở Mỹ đã chỉ ra: “Sự điêu tàn trong thời kỳ trung cổ là do
nạn thiếu hụt tiền tệ và sự sụt giá gây nên. Không có tiền tệ thì không có văn
minh, còn nếu lượng cung ứng tiền tệ giảm, văn minh tất nhiên sẽ tiêu vong. Lượng
lưu thông tiền tệ kim loại của đế quốc La Mã tương đương với 1,8 tỉ đô-la Mỹ, đến
cuối thế kỷ 15, lượng lưu thông tiền tệ kim loại của châu Âu chỉ còn lại 200
triệu đô-la Mỹ.
Lịch
sử đã chứng minh rằng, không có bất cứ tai hoạ nào sánh bằng việc đế quốc La Mã
trở về thời kỳ trung cổ”.
Nhưng
trước những đòi hỏi của dân chúng Mỹ, Hiệp hội các nhà ngân hàng Mỹ (The
American Bankers Association) tỏ thái độ dứt khoát lạnh lùng. Trong thư gửi cho
các hội viên, các nhà ngân hàng đã nêu rõ rằng:
“Cùng
với sự hỗ trợ của các tờ báo danh tiếng, đặc biệt là sự hỗ trợ của các tổ chức
nông nghiệp và tôn giáo, chúng tôi đề nghị quý vị hãy dốc sức để kiên quyết phản
đối việc chính phủ phát hành tiền xanh. Quý vị phải chấm dứt trợ giúp những ai
tỏ ý ủng hộ chính phủ trong việc phát hành tiền xanh. Hành động của chính phủ sẽ
làm phương hại nghiêm trọng đến lợi nhuận của ngân hàng cũng như lợi ích của những
người cho vay như chúng ta. Ngay lập tức, quý vị phải gặp gỡ với các đại biểu
quốc hội trong khu vực của mình và yêu cầu họ bảo vệ lợi ích của chúng ta. Như
vậy, chúng ta có thể khống chế được luật pháp”.
Năm
1881, trong cảnh kinh tế tiêu điều, tổng thống thứ 20 của Mỹ là James Garfield
bước lên đài chính trị và đã nắm bắt được điểm cốt yếu của vấn đề. Ông nói rằng:
“Ở
bất cứ quốc gia nào, ai khống chế được việc cung ứng tiền tệ thì người đó trở
thành người chủ tuyệt đối của các ngành công, thương nghiệp hiện có. Nếu hiểu
rõ được rằng, hệ thống tiền tệ được kiểm soát và khống chế một cách dễ dàng bởi
một nhóm người, bạn sẽ hiểu rõ nguồn gốc của nạn lạm phát và chính sách siết chặt
tiền tệ”.
Chỉ
mấy tuần sau bài phát biểu của mình, tổng thống James đã bị Charles Guiteau - một
tên “mắc bệnh tâm thần” ám sát vào ngày 2 tháng 7 năm 1881. tổng thống bị bắn
hai phát và cuối cùng qua đời ngày 19 tháng 9.
Trong
suốt thế kỷ 19, các ngân hàng quốc tế đã thành công với sách lược “dùng quyền lực
của đồng tiền thần thánh để thu được vương quyền thần thánh”. Tại Mỹ, “quyền lực
thần thánh của đồng tiền cũng dần làm tan rã dân quyền thiêng liêng”. Sau những
cuộc đối đầu kịch liệt kéo dài hàng trăm năm với chính phủ dân cử của nước Mỹ,
các ngân hàng quốc tế đã chiếm thế thượng phong. Các nhà sử học Mỹ đã chỉ ra rằng,
tỉ lệ tử vong của các đời tổng thống Mỹ còn cao hơn nhiều so với tỉ lệ tử trận
của thuỷ quân lục chiến Mỹ trong chiến dịch Normadie.
Khi
các ngân hàng nghênh ngang đắc ý tự cho mình là kẻ nắm được pháp lệnh ngân hàng
quốc gia năm 1863 trong tay thì mục tiêu thành lập một ngân hàng tại Mỹ theo mô
hình Ngân hàng Anh chỉ còn là việc trong tầm tay. Như vậy, hình hài một ngân
hàng trung ương tư nhân hoàn toàn khống chế quyền phát hành tiền tệ của Mỹ -
ngân hàng của các nhà tài phiệt - đã bắt đầu hình thành.
0 comments:
Post a Comment